Ảnh hưởng Đánh đòn

Quá khứ

Việc đánh đòn với trẻ con ngày xưa được cho là bình thường. Thậm chí, người Việt còn sáng tạo ra câu: ''Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" để cổ vũ cho hành vi này. Họ cho rằng việc đánh, mắng sẽ làm đứa trẻ đau và từ đó không phạm lỗi nữa.

Tương tự với trẻ nhỏ, hình thức phạt trượng của Việt Nam thời phong kiến cũng mang ý nghĩa răn đe phạm nhân, đây là hình thức phạt nhẹ hơn xử chém đầu(làm gương cho người khác sợ). Phạm nhân khi bị phạt ở công đường thường nằm sấp trên chiếc phản dài, các lính sẽ cầm chắc tay chân người bị đánh để cố định ngăn họ không xê dịch khỏi vị trí " hưởng roi". Khi nhận phạt người bị đánh sẽ phải cởi quần ra, phơi mông đít trần và lính sẽ cầm những chiếc gậy dài và to đánh thật mạnh lên mông đít phạm nhân. Những chiếc mông liền lập tức đỏ ao và người bị phạt phải chịu cảm giác đau nhói từ đòn roi vọt đã chịu


Hiện tại

Các bậc cha mẹ (tư tưởng tiến bộ) hiện nay không còn coi việc đánh con là một hình thức giáo dục nữa. Pháp luật không công nhận việc này, những người đánh đập con cái hoặc trẻ em khác sẽ được quy vào tội ''Bạo hành trẻ em'' và xử lí nghiêm theo quy định. Điều này được quy định ở điều 37 Hiến pháp năm 2013[3]: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em. Vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em hoặc ''dạy'' trẻ bằng cách đánh đập làm chúng tổn thương về thể xác, tinh thần. Ngoài ra, người vi phạm phải trả mọi chi phí khám, chữa bệnh cho nạn nhân. Việc đánh con (hoặc trẻ nhỏ nói chung) có thể gây ra những thương tổn to lớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Hậu quả này sẽ kéo dài và có thể gây ra các chứng bệnh tâm lí nghiêm trọng và góp phần làm nạn nhân sau khi lớn lên sẽ thực hiện các hành vi bạo lực tương tự như khi họ chịu hồi nhỏ.

Xã hội ngày nay đã phát triển, luật pháp ngày càng văn minh và công bằng hơn nên các hình thức đánh để phạt tội nhân không được công nhận nữa. Người thực hiện hành vi này có thể có thể được quy vào tội "Cố ý gây thương tích''[4].

Liên quan